CEO Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Trãi Talk với VTV1 về Nhu cầu vốn dự đoán tăng cao vào cuối năm

VTV.vn – Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10, tín dụng tăng khoảng 10,08%, cao hơn mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm ngoái. Tín dụng đã có sự bứt tốc từ quý 3.

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, Chính Phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nền kinh tế.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10, tín dụng đã tăng khoảng 10,08%. Con số này cao hơn so với mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm ngoái. Như vậy là tín dụng đã có sự bứt tốc khá nhanh kể từ quý 3. Với cao điểm quý 4 cuối năm, nhu cầu vốn được dự báo sẽ còn cao hơn nữa. Đặc biệt khi các số liệu cho thấy, nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi.

Nhằm giữ lãi suất cho vay ở mức cạnh tranh, nhiều ngân hàng tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động, và thông qua việc huy động thêm các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, để giảm mức chi phí vốn đầu vào. Qua đó, có điều kiện giữ lãi suất cho vay ở mức thấp, ngay cả khi mặt bằng lãi suất huy động đang có xu hướng gia tăng.
Ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc TPBank cho biết: “Tăng casa chỉ là một cách để bình quân giá vốn ở mức thấp mà nó dễ chấp nhận nhất, bây giờ rất khó bởi mình phải cạnh tranh để có được nguồn vốn đủ”.

“Tiền để trong tài khoản chúng ta nhàn rỗi mà chúng ta chưa có mục đích để gửi tiết kiệm chẳng hạn. Nếu ngân hàng nào càng huy động được casa nhiều càng tiết giảm giá vốn và tăng hiệu quả kinh doanh”, ông Nguyễn Quang Huy – Giám đốc điều hành Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi cho biết.
Ngoài lãi suất, các ngân hàng cũng cạnh tranh bằng việc đơn giản thủ tục, linh hoạt điều kiện thế chấp, cho vay không có tài sản đảm bảo để giữ chân được khách hàng.
https://vtv.vn/kinh-te/nhu-cau-von-du-doan-tang-cao-vao-cuoi-nam-20241120231326792.htm