Kênh đầu tư an toàn: Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Trãi trên báo Nhân Dân

Cao điểm cuối năm có giúp mục tiêu tín dụng 15% khả thi?

Tính đến ngày 07/12/2024, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đã tăng 12.5% so với đầu năm. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 15% đề ra từ đầu năm, các ngân hàng cần giải ngân thêm 2.5% trong tháng cuối cùng của năm. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng, song với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng chỉ tiêu tín dụng cho một số ngân hàng, mục tiêu này vẫn có cơ hội thành hiện thực.

Cao điểm tín dụng dịp cuối năm
Tháng 12 luôn là thời điểm nhu cầu tín dụng bùng nổ, đặc biệt là tháng cận Tết Nguyên đán.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc sản xuất, hoàn thiện đơn hàng quốc tế và dự trữ hàng hóa cho đầu năm. Kéo theo đó là nhu cầu lưu kho, vận chuyển và bán lẻ tăng cao để phục vụ thị trường Tết.
Bên cạnh đó, các khoản vay cho chủ đầu tư mở bán dự án và khách hàng mua nhà thường dồn dập trong dịp cuối năm. Nhiều dự án đầu tư công cần hoàn thiện hoặc đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng kế hoạch tài khóa của năm. Ngoài ra, người dân tăng cường vay vốn mua sắm hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng lâu bền.

Ông Nguyễn Quang Huy – CEO Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường đại học Nguyễn Trãi đánh giá, dù cơ hội tăng trưởng tín dụng là rõ ràng, nhưng việc giải ngân ồ ạt trong thời gian ngắn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nếu các ngân hàng nới lỏng tiêu chuẩn cấp tín dụng, các khoản vay có thể tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản.
Nếu dòng vốn tập trung quá mức vào các lĩnh vực tiêu dùng hoặc đầu cơ, có thể đẩy giá cả leo thang, gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ.
Khi giải ngân tín dụng tăng mạnh, ngân hàng thương mại có thể đối mặt với thách thức trong cân đối nguồn vốn và kỳ hạn, gây áp lực thanh khoản cho hệ thống.
Chi tiết tại: https://vietstock.vn/2024/12/cao-diem-cuoi-nam-co-giup-muc-tieu-tin-dung-15-kha-thi-757-1251049.htm?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo